Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Việt Nam

Tác giả: Lâm Minh Chánh
Thời lượng khoảng 5 tiếng
Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Việt Nam
20,043lượt nghe,1,447người đang nghe
TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYỂN SÁCH:

Cách quản lý tiền bạc mà đa số chúng ta vẫn đang làm, đó là: kiếm tiền, sử dụng tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền.
Nhưng có thể chúng ta:

  • Chưa sử dụng hết tiềm năng, công suất bản thân trong việc kiếm tiền.

  • Chưa tiêu dùng tiền hợp lý.

  • Không chắc chắn còn dư tiền cho việc tiết kiệm và tích lũy để đầu tư.

  • Không có kiến thức cơ bản về đầu tư, nên có thể sẽ bị thua lỗ, mất tiền.

Những câu chuyện thực tế:

  • Câu chuyện 1: Vợ chồng anh An, kiếm tiền vừa đủ để tiêu dùng. Sang năm họ sẽ có con. Nhưng họ suy nghĩ một cách vô tư rằng “trời sinh voi sinh cỏ”, nên họ cứ vô tư, tới đâu hay tới đó.

  • Câu chuyện 2: Anh Bảo dành dụm được 500 triệu. Nghe lời bạn rủ rê bỏ tiền vào dự án hợp tác đầu tư cam kết lãi suất 3%/tháng. Kết quả là anh nhận được 5 tháng lãi, sau đó thì không còn được nhận khoản tiền nào nữa. Anh Bảo mất đứt vốn.

  • Câu chuyện 3: Chị Bình, 40 tuổi, lương ròng 70 triệu một tháng. Công ty chi trả BHXH 60% trên mức thu nhập ròng. Chị cũng tích lũy được một số tiền trong ngân hàng. Chị muốn về hưu tuổi 50 để làm những điều chị thích, nhưng chị không biết làm sao để có thu nhập ổn định sau khi đã về hưu.

Chúng ta hướng tới “tài chính cá nhân”, với những bước chi tiết như sau:

  • Kiếm tiền với hết tiềm năng, “công suất” của mình.

  • Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền, theo thứ tự ưu tiên theo sự quan trọng thiết yếu.

  • Bảo vệ tiền trước lạm phát, những rủi ro, và những đầu tư thua lỗ.

  • Xây dựng danh mục đầu tư để tiền tích lũy sinh sôi.

  • Đạt mục tiêu tài chính đã đặt ra.

- Câu chuyện 1: Khi biết về “tài chính cá nhân”, thì trước khi sinh con, vợ chồng anh An sẽ đặt mục tiêu là một số tiền cụ thể để sử dụng cho việc sinh, nuôi con. Họ phải làm thêm giờ, hoặc kiếm thêm công việc thứ hai để kiếm thêm tiền và tiết kiệm, tích lũy để có số tiền chuẩn bị cho việc sinh, nuôi con.

- Câu chuyện 2: Sau khi biết nguyên tắc “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí”, anh Bảo sẽ không đầu tư vào những dự án với mức lãi suất cam kết cao hơn ngân hàng.

- Câu chuyện 3: Để chủ động cuộc đời về hưu của mình, chị Bình sẽ phải xác định mức sống, mức thu nhập mà chị mong muốn ở tuổi 50. Từ đó chị sẽ tính được khoản tiền chị phải tiết kiệm để đầu tư cho quỹ tài chính cá nhân của mình. Và chị cũng phải xây dựng được danh mục đầu tư để sinh sôi nảy nở những khoản tiền đó, biến nó thành một số tiền lớn vào năm chị 50 tuổi. Số tiền lớn này sẽ sinh sôi, tạo ra những dòng tiền giúp chị đạt mức sống mà chị đã đặt ra.

MỤC LỤC - NHỮNG KIẾN THỨC BẠN CÓ ĐƯỢC KHI SỞ HỮU SÁCH "TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM" - TÁC GIẢ LÂM MINH CHÁNH

Phần 1: Tài chính cá nhân        

Tài chính cá nhân là gì ?                  
Kiếm tiền, tiết kiệm tiền, bảo vệ tiền và đầu tư tiền để đạt mục tiêu tài chính.            
Những giá trị của tài chính cá nhân mà chúng ta hướng tới.        

Phần 2: Kiếm tiền        

Kiếm tiền bằng nghề làm công, làm thuê chuyên nghiệp                   
Kiếm tiền bằng nghề tự do, tự làm chủ           
Kiếm tiền bằng nghề bán hàng hưởng hoa hồng                       
Khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp:
Không chỉ là kiếm tiền, làm giàu mà còn là sứ mệnh của những người “xông pha”           
Hiểu đúng về thu nhập thụ động: Có thật sự thụ động, làm ít hưởng nhiều ?     

Phần 3: Tiết kiệm và sử dụng tiền    

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền: Quản lý chi tiêu để có thể tiết kiệm, tích lũy được nhiều nhất.       
Vay tiền  - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả ?              
Nên vay tiền mua nhà hay là thuê nhà và để dành tiền đầu tư ?        

Phần 4: Bảo vệ tiền 

Bảo hiểm nhân thọ: Bảo vệ + tiết kiệm hoặc bảo vệ + đầu tư                       
Tại sao những người chơi casino và các trader lại thường thua nhiều hơn thắng ?                 
Chơi hụi có tốt không ? Hốt hụi lúc nào thì lợi nhất ?                            
Dự án đầu tư “Nhà trọ tiền chế, thuê - xây dựng  - cho thuê”: quá hời hay quá rủi ro ?       
Sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares) rủi ro hơn Condotel nhiều lần

Phần 5: Đầu tư tiền        

Tiết kiệm đều đặn hàng tháng và đầu tư 
số tiền này, sau một thời gian bạn sẽ có cả gia tài - Tưởng dễ mà ít người thực hiện                
Cách tính tỷ suất sinh lợi của các công cụ đầu tư          

Cách tính tỷ suất sinh lợi: bài toán con bò            
Nhà đầu tư nghiệp dư vs nhà đầu tư chuyên nghiệp     
Ðầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết vs mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán                
Ðầu tư vào vàng có lãi không ? Ðầu tư bao nhiêu là hợp lý?                     
Nguyên tắc chọn và đầu tư cổ phiếu dài hạn     
 

Phần 6: Mục tiêu Tài chính cá nhân

Cách tính các bài toán về mục tiêu tài chính cá nhân    
Thu nhập khi về hưu: Bạn đã từng quan tâm cuộc sống của mình sau tuổi 60 thế nào chưa?        

Cẩm nang dạy con về tiền bạc
Ðể giúp con thành công và hạnh phúc, bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên dạy con về tiền bạc!              

Bộ sách bạn nên nghe

Cùng chủ đề cuốn sách đang nghe